Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Khảo Sát Hàm Số: Tính Đơn Điệu Của Hàm Số.

CHUYÊN ĐỀ:
KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ
CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢO SÁT HÀM SỐ


VẤN ĐỀ 1: TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ( video)

1. Đinh nghĩa:
  Hàm số f đồng biến trên K ⇔ (∀x1, x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f (x1) < f (x2))
  Hàm số f nghịch biến trên  K ⇔ (∀x1 , x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f (x1 ) > f (x2 )
2. Điều kiện :
  Giả sử f có đạo hàm trên khoảng I.
  a) Nếu f đồng biến trên khoảng I thì f '(x) ≥ 0, ∀x ∈ I
  b) Nếu f nghịch biến trên khoảng I thì f '(x) ≤ 0, ∀x ∈ I
3.Định :
   Giả sử f có đạo hàm trên khoảng I.
  a) Nếu f '(x) ≥ 0, ∀x ∈ I ( f '(x) = 0 tại một số hữu hạn điểm) thì 
     f đồng biến trên I.
  b) Nếu f '(x) ≤ 0, ∀x ∈ I ( f '(x) = 0 tại một số hữu hạn điểm) thì 
     f nghịch biến trên I.
  c) Nếu f '(x) = 0, ∀x ∈ I thì f không đổi trên I.
 Chú ý: Nếu khoảng I được thay bởi đoạn hoặc nửa khoảng thì phải         liên tục trên đó.

Dạng toán 1: Xét tính đơn điệu của hàm số

Phương pháp: Để xét chiều biến thiên của ham số y = f(x), ta thực hiện các bước như sau:
  • Tim tập xac định của ham số.
  • Tinh y. Tim cac điểm ma tại đo y = 0 hoặc y không tồn tại (gọi là các điểm tới hạn)
  • Lập bảng xet dấu y
  • Lập bảng xet dấu y (bảng biến thiên). Từ đo kết luận các khoảng đồng biến, nghịch biến của ham số.
Dạng toán2: Tim điều kiện để hàm số luôn đồng biến hoặc nghịch biến trên tập xác định (hoặc trên từng khoảng xác định)

Cho ham số y = f (x,m) , m la tham số, có tập xác định D.
  •  Hàm số f đồng biến trên D ó y’≥0, ∀x∈ D.
  • Hàm số f nghịch biến trên ó y’≤0, ∀x∈ D.
  • Từ đo suy ra điều kiện của m.
4) Định li về dấu của tam thức bậc hai g(x) = ax2 + bx +c

  • Th1 : ∆ < 0 thì thi g(x) luôn cùng dấu với a.
      x     
  -∞                                                                +∞
    g(x)’
                cùng dấu với hệ số a
  • Th2:  ∆  = 0 thì g(x) luôn cùng dấu với a (trừ x =-b/2a)
      x     
  -∞                            -b/2a                          +∞
    g(x)’
          cùng dấu a        0          cùng dấu a
  • Th3:  ∆ > 0  thì g(x) có hai nghiệm x1, x2 và trong khoảng hai nghiệm thi g(x) khác    dấu  với a, ngoai khoảng hai nghiệm thi g(x) cùng dấu với a.
     x
 -∞                        x1                            x2                              +∞
    g’(x)
      cùng dấu a    0     ngược dấu a    0      cùng dấu a
5) So sanh các nghiệm x1; x2 của tam thức bậc hai 2: g(x) = ax2 +bx +c với số 0:
                                         ∆  >  0
    x1 < x2 <0  <=>            P  >  0         
                                         S  < 0                             
                                         ∆  >  0
   0<x1 < x2    <=>            P  >  0         
                                         S  >  0                     
   
   x1 <0< x2     <=>           P<0        
6) Để hàm số  y = ax3 +bx2 +cx +d có độ dài khoảng đồng biến (nghịch biến)  (x1 ; x2 ) bằng d thi ta thực hiện cac bước sau:

  - Tinh y’
  - Tim điều kiện để hàm số có khoảng đồng biến và nghịch biến:
                                                        ∆ >0
                                (1)
                                                        a≠0      
  - Biến đổi |x1 _ x2 | = d thành  (x1 +  x2 )2   - 4 x1 x2 =  d2         (2)
  - Sử dụng định lý Viet đưa biến đổi pt (2) thành phương trinh theo m.
  - Giải phương trinh, so sánh với điều kiện (1) để chọn nghiệm.
      

0 nhận xét:

Đăng nhận xét