Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Khảo sát hàm số: Sự Tương Giao Của Các Đồ Thị

VẤN ĐỀ 6: SỰ TƯƠNG GIAO CỦA CÁC ĐỒ THỊ ( VIDEO )


Dạng toán 1: Dùng đồ thị hàm số biện luận số nghiệm phương trình
      Xét phương trình: f(x) = g(x) (1)
      Nghiệm của phương trình (1) là hoành độ giao điểm của :
                  (C1): y = f(x)  Và     (C2): y = g(x)
 => Để biện luận số nghiệm của phương trình F(x, m) = 0 (*) bằng đồ thị ta biến đổi (*) về  một trong các dạng sau:
1. Dạng 1:F(x, m) = 0 <=> f(x) = m (2)
      Khi đó (2) có thể xem là phương trình
      hoành độ giao điểm của hai đường:
                 (C): y = f(x)  Và   d:    y = m                                                           
                                                                                                                                                               

      Dựa vào đồ thị (C) ta biện luận  số giao điểm của (C) và d.
      Từ đó suy ra số nghiệm của (1) .

2. Dạng 2: F(x, m) = 0 <=> f(x) = g(m) (2)
     Thực hiện tương tự như trên. 


3. Dạng 3: F(x, m) = 0 <=> f(x) = kx + m (3(k: không đổi)
     Khi đó (3) có thể xem là phương trình hoành độ  giao điểm của hai đường:
              (C): y = f(x)   và   d:  y = kx + m
     Vì d có hệ số góc k không đổi nên d cùng phương với đường thẳng y = kx
     và cắt trục tung tại điểm A(0; m).
     Viết phương trình các tiếp tuyến d1, d2, … của (C) có hệ số góc k.
     Dựa vào giao điểm của d, d1, d2 với trục tung để biện luận. 

4. Dạng 4: F(x, m) = 0 <=> f(x) = m(x – x0) + y0 (4)
    Khi đó (4) có thể xem là phương trình hoành độ giao điểm của hai đường:
      (C): y = f(x) 
       d: y = m(x – x0) + y0
   d quay quanh điểm cố định M0(x0; y0).
   Viết phương trình các tiếp tuyến d1, d2, … của (C) đi qua M0.
   Cho d quay quanh điểm M0 để biện luận.

 Chú ý:
      Nếu F(x, m) = 0 có nghiệm thoả điều kiện:  α x ≤ β thì ta chỉ vẽ đồ thị (C): y = f(x) 
      với α x ≤ β .
      Nếu có đặt ẩn số phụ thì ta tìm điều kiện của ẩn số phụ, sau đó biện luận theo m.
      Vậy để biện luận số nghiệm của phương trình F(x, m) = 0 (*) ta biến đổi (*) về một trong 
      các dạng như trên, trong đó lưu ý y = f(x) là hàm số đã khảo sát và vẽ đồ thị. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét